Kinh nghiệm lái xe trong mùa mưa bão

Cập nhật lúc: 12:26 17/09/2018

Kinh nghiệm lái xe trong mùa mưa bão

Kinh nghiệm lái xe trong mùa mưa bão

Hoang mang, chưa tự tinlà tâm trạng chung của nhiều lái xe mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm khi bất ngờ gặp mưa to, sấm sét, gió lớn, đường ngập nước… khiến giao thông hỗn loạn trong những ngày gần đây, đặc biệt là trận mưa cực lớn gây ngập nghiêm trọng thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày qua khiến dư luận như ngồi trên đống lửa.Bài viết với những kinh nghiệm của một lái xe đã từng trải, hy vọng sẽ bổ sung những bài học thực tế cho những lái xe mới vào nghề để có thể lái xe an toàn trong mùa mưa, bão.

Khi gặp mưa, điều đầu tiên ảnh hưởng đến người lái xe có thể nói ngay đó là tầm nhìn hạn chế. Lái xe phải bình tĩnh trong mọi tình huống, tùy vào lượng mưa để điều chỉnh tốc độ gạt mưa phù hợp. Mưa nhỏ thì sử dụng chế độ chổi gạt 5 đến 10 giây, chổi gạt quét một lần. Nếu mưa lớn hơn thì sử dụng chế độ gạt lớn hơn, tránh việc sử dụng tốc độ gạt mưa ở mức cao nhất khi không cần thiết, có thể gây cháy kính (xước kính) gây khó cho việc quan sát khi chạy xe ban đêm sau này.

Trời mưa, tầm nhìn hạn chế, đường trơn trượt, khả năng phanh hãm làm việc kém hiệu quả, buộc các lái xe phải giảm tốc độ, quan sát tình trạng mặt đường, mật độ giao thông để có thể lựa chọn đi số cho phù hợp. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, cấm phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu. Hạn chế việc đổi số, đánh lái gấp, cũng như phanh gấp…

Chạy xe trong mưa to, gió lớn.

Điều khiển phương tiện xe ô tô trong mưa to, gió lớn, đường ngập, tầm nhìn xa không quá 10 mét thì phương án tối ưu của tất cả các lái xe là quan sát, chọn nơi

có thể dừng, đỗ xe cho an toàn (tránh đậu xe dưới những cây lớn, đề phòng gẫy đổ) chờ hết mưa, hết ngập để đi tiếp. Trong quá trình dừng đỗ phải bật đèn nguy hiểm thông báo cho các xe khác biết. Nếu phải ngủ trên xe, lái xe phải mở hé kính để tránh bị ngạt khí.

Trường hợp không thể dừng đỗ, lái xe ban ngày cũng như ban đêm, ngoài việc bật đèn báo hiệu (đèn Đ mi), hoặc đèn pha để ở chế độ đèn cos (đèn chiếu gần) hoặc bật đèn báo nguy hiểm để tăng cường khả năng quan sát cho người và các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường, nên bật máy lạnh và hệ thống sưởi kính (nếu có). Về số một hoặc số hai với xe số sàn. Còn với xe số tự động, lái xe nên chuyển sang chề độ L, hoặc số 2 ( hoặc D1, D2, tùy theo chủng loại xe và ký hiệu số theo loại xe đó). Với xe có cấu tạo hộp số bán tự động thì tốt nhất nên chuyển sang chế độ số sàn và đi số 1.

Trong điều kiện tầm nhìn phía trước hạn chế, việc quan sát hai gương chiếu hậu và khả năng bao quát chiếc xe gần như bằng không như vậy, lái xe có thể chạy xe theo kiểu: Người mù đi trong thành phố (Người mù họ đi chậm, đi đều và họ có thể đi khắp thành phố mà không bị tai nạn hay gây tai nạn cho ai).

Phải đi trên một làn đường và đi thẳng. Quan sát, bám theo vệt bánh xe trước cũng là một phương án hay. Chú ý quan sát đèn phanh của xe đi trước để giữ khoảng cách an toàn, giữ  xe mình không lao vào những ổ voi, hay vũng nước sâu mà xe trước đã gặp do mặt đường bị nước che lấp. Tuyệt đối không tránh né, chuyển hướng bất ngờ, dừng đỗ xe đột ngột... Tập trung vận dụng thính giác để lắng nghe tín hiệu đèn, còi, thông báo của các xe khác, cũng như đề phòng mọi tình huống bất ngờ, xe phía trước phanh đột ngột, hoặc chết máy, người đi đường dừng xe mặc áo mưa, người đi bộ hay gia súc băng ngang qua đường… Vận dụng thị giác, khứu giác để quan sát, ngửi… phát hiện sớm các trường hợp cháy, chập hệ thống điện do bị ngâm trong nước. Nếu xảy ra chạm, chập điện cần phải báo hiệu dừng xe khẩn cấp. Tắt máy. Tắt chìa khóa điện, cắt mát (nếu xe có lắp hệ thống cắt mát) hoặc chủ động tháo cọc bình ác quy.

Chạy xe ban đêm trong mưa, khi không có xe đi ngược chiều, lái xe phải thường xuyên đổi đèn pha, cos, nhằm giảm căng thẳng cho mắt, và tăng khả năng quan sát phía trước. Vận dụng kinh nghiệm dân gian “Mưa tránh  trắng, nắng tránh đen”…. Để kịp thời phát hiện, tránh những nơi đường bị ngập nước bất ngờ, hay những hố sâu, nắp ga, các đơn vị thi công chưa kịp san lấp.

Chạy xe trên đường ngập nước

 Lái xe phải quan sát, định lượng mức nước thông qua các xe đang lưu thông. Nước ngập quá nửa bánh xe và chảy xiết thì tuyệt đối không nên mạo hiểm chạy thử hoặc chạy cầu may. Phải dừng lại chờ nước rút, hoặc tìm cách quay đầu kiếm đường khác để đi.

Nước ngập nửa bánh xe và tình huống bắt buộc phải đi, tất cả các xe nên về số 1, giữ chân ga ổn định, thực hiện đi chậm, đi đều và đi thẳng. Lái xe phải tính toán kỹ lưỡng khoảng cách an toàn với xe phía trước, cũng như xung đột với người và các phương tiện đang tham gia giao thông cùng chiều và ngược chiều, tránh việc phải dừng xe, hoặc ngớt chân ga (Nước sẽ tràn vào cổ bô, ống xả hoặc cổ hút bình lọc không khí, gây chết máy, dẫn đến hư hỏng, nguy cơ tai nạn và ắch tắc giao thông).

Ông Nguyễn Văn Lên, lái xe khách nhiều năm, hiện đang là giáo viên dạy xe hạng E, Trường TCN VINASME Tây Nguyên chia sẻ: Chạy xe trong điều kiện mưa to gió lớn, đường ngập nước luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Lái xe phải chạy thật chậm mới có thể phòng tránh được tại nạn. Ngay sau khi cho qua đoạn đường ngập nước, lái xe phải kiểm tra phanh, đề phòng hệ thống phanh giảm hiệu lực do bị nước tràn vào trống phanh.Rà phanh để làm khô má phanh trước khi chạy bình thườngbằng cách: Lái xe vẫn phải chạy chậm, giữ ga và rà phanh liên tục trong một đoạn đường, đủ để má phanh khô ráo và đảm bảo phanh có hiệu lực…

Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt những kinh nghiệm như đã nói ở trên, các lái xe tải, xe khách, xe có trọng lượng, kích thước lớn, gầm cao hơn nên chủ động nhường nhịn.Tuyệt đối cấm vượt xe nhỏ đi cùng chiều, nếu là xe ngược chiều, lái xe lớn cần giảm tốc độ, đi chậm khi ngang qua các xe và phương tiện khác. Bởi lượng sóng nước do những xe lớn này tạo ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: Tạo sóng nước lớn, gây té ngã với người, chết máy với xe, đặc biệt những cột nước có chiều cao, tốc độ lớn bắn sang trùm kín các xe nhỏ, sẽ gây mù cục bộ, khiến người điều khiển xe nhỏ mất phương hướng có thể lạc tay lái tự gây tai nạn, hoặc đâm vào các phương tiện khác… Đây cũng là một trong hai tình huống người viết bài này trong gần 5 năm trời chạy xe 7 chỗ sợ hãi nhất.

Một trường hợp nữa khi lái xe trong đêm mưa gió, đó là đường vắng, lái xe chủ quan chạy tốc độ 50 đến 60 km/h, mặt đường bất ngờ có vũng nước lớn. Lái xe ôm chặt tay lái, không dám phanh gấp vì sợ  bị quăng, không kiểm soát được tay lái. Chiếc xe lao ùm vào giữa vũng nước. Không chỉ là nước bắn tung tóe sang hai bên thành xe mà một tấm áo nước cực lớn tạo ra từ phía trước đầu xe phủ ầm lên mặt kính khiến lái xe tối tăm mắt mũi, hoang mang, sợ hãi cực độ vì đến mấy giây sau kính trước vẫn mù mịt vì gạt mưa không thể gạt hết lượng nước quá lớn đó.

Trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay, và mùa mưa bão đã đến. Bài học cơ bản với mỗi lái xe phải nhớ đó là thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng phương tiện, đảm bảo rằng các trang thiết bịhoạt động tốt nhất. Với hệ thống gạt mưa cũng không ngoại lệ. Phải đảm bảo mô tơ gạt nước hoạt động bình thường và hai chổi quét phải đảm bảo quét sạch.

Một kinh nghiệm mà nhiều lái xe đang thực hiện đó là pha một lượng nước rửa chén, bát vào trong bình chứa nước rửa kính, để tăng khả năng quét sạch kính với bộ phận gạt, rửa kính khi trời mưa.