(0262) 3877 449 (giờ hành chính)
0848 75 44 99 (ngoài giờ hành chính)

(0262) 3877 449 (giờ hành chính)
0848 75 44 99 (ngoài giờ hành chính)

Cuốn sách "gồi đầu giường" của mỗi lái xe

Cập nhật lúc: 22:28 13/12/2016

http://cand.com.vn/Giao-thong/Cuon-sach-goi-dau-giuong-cua-moi-lai-xe-407619/

 "Cuộc đời sau tay lái" của lái xe Trần Kiêm Hạ:

Cuốn sách "gồi đầu giường" của mỗi lái xe

08:53 12/09/2016
 
Tôi biết anh, tác giả Trần Kiêm Hạ qua loạt phóng sự "Cuộc đời sau tay lái" đăng trên Báo Tuổi trẻ. Hôm rồi nhận được cuốn sách “Cuộc đời sau tay lái” anh gửi tặng, tôi rất vui. Cũng là lái xe và cũng hay viết về giao thông nên tôi đọc cuốn sách khá kỹ.

 

Cảm giác đầu tiên của tôi là tôi phục anh Trần Kiêm Hạ sát đất. Là lái xe mà anh có thể ra một cuốn sách được Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đầu tư in ấn và tái bản lần 2 với nhận xét “Cuốn sách “Cuộc đời sau tay lái” có lẽ là cuốn sách hiếm hoi nói về an toàn giao thông (ATGT) mà tác giả là một người cầm lái”.

Cuốn sách với đề tài nóng hổi về ATGT, khá nhiều vụ tai nạn giao thông do tác giả trực tiếp cầm lái, hoặc chứng kiến các bạn bè, đồng nghiệp gây ra…

Anh đi sâu tìm hiểu, ghi chép một cách cặn kẽ nguyên nhân, hệ luỵ, những hoàn cảnh bi thương của lái xe sau khi gây tai nạn, gia đình nạn nhân tan tác, những tiếng kêu khóc, nỗi đau xé ruột gan của thân nhân những người bị tai nạn thấu đến tận trời xanh. Những phản ứng của xã hội về lương tâm của các lái xe. Những trăn trở suy nghĩ, những phút ăn năn hối hận muộn màng của các bác tài sau khi gây tai nạn… những cảm xúc, những nỗi đau rất người.

Tác giả bài viết và tác giả lái xe Trần Kiêm Hạ.

Ngoài hai bài ở chương 3, Giúp bạn lái tốt ôtô thiên về kỹ thuật và cách xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ như mất phanh, mất lái, nổ lốp… thì 27 câu chuyện còn lại đều là những câu chuyện chân thật mà bản thân tác giả chứng kiến qua những năm cầm lái bi hùng trên mọi nẻo đường, những hồi ức ăn năn xám hối của những tài xế tay đã lỡ nhúng chàm… Mỗi câu chuyện, mỗi trang viết là một bài học thấm thía như thấm tận cùng gan ruột.

Với ngòi bút tả thực, ngôn ngữ bình dân, giản dị, đôi lúc pha chất bụi đường của cánh lái xe, cả cuốn sách như một phóng sự, một cuốn phim quay chậm, chuyển tải một khối lượng đồ sộ những vụ tai nạn mà nguyên nhân ít nhiều đều dính dáng đến lái xe.

Để rồi tác giả đưa ra những thông điệp mang theo suốt đời tài xế: Không lái xe khi bị kích động, đặc biệt là do rượu bia (trang 13 – Bài học đầu tiên). "Tôi ái ngại khi nhìn bạn mình hai mắt mù lòa, mặt dị dạng vì bị kính lái đâm vào.

Đức rờ rẫm ôm tôi nức nở: “Giá ngày ấy tao nghe mày giảm ga thì cuộc đời tao đã không ra nông nỗi này!” (trang 18 –Bác tài số 1); “Tôi tự hỏi, nếu anh ấy không thức dậy kịp thời để la lên thì những cô cậu học trò, những tà áo dài trắng tha thướt kia chắc chắn đã nằm dài trên đường rồi…

Đó là bài học lớn mà mãi mãi về sau, không khi nào tôi chạy thêm nữa khi đã có hiện tượng buồn ngủ” (trang 22 – Giấc ngủ trắng trên đường).

Cuốn sách “Cuộc đời sau tay lái” và chữ ký của tác giả Trần Kiêm Hạ.

Quá nhiều vụ tai nạn, quá nhiều máu và nước mắt đã đổ xuống những cung đường, quá nhiều đau thương mất mát…  Nhiều lúc tôi phải gấp sách để bình tâm suy nghĩ về cách mình và mọi người vẫn đang tham gia giao thông trên đường, để thấm mọi nhẽ (có khi phải mất vài hôm) rồi mới xem tiếp.

Nhiều trang, nhiều bài trong cuốn sách làm tôi không kìm được nước mắt: Vừa dắt xe ra khỏi nhà đưa con đi học, dặn vợ rằng: “Đợi anh về cùng đi ăn sáng nhé”; Hoặc: “Con đợi đấy, mẹ sẽ đến đón con về ngay”; “Cha yên tâm, con sắp tới nơi rồi”… Không ai có thể ngờ rằng đó là lời nói sau cùng của người thân mình trên cõi đời này.

Và nỗi đau mất mát đó còn khủng khiếp hơn, thấm sâu vào ruột gan người thân nạn nhân…khi còn lại một mình trong đêm tĩnh lặng, nỗi đau ấy hiển hiện như lưỡi dao sắc lạnh cắt xén từng nhát ruột gan họ.

Đọc xong cuốn sách, tôi thầm nghĩ đến những cuốn nhật ký chiến trường thời bom đạn chống Mỹ mà tôi đã từng đọc qua. Tôi ngầm so sánh cho dù hơi khập khiễng, những cuốn sách viết về thế hệ trẻ hào hùng một thời và thổi bùng ngọn lửa yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay, đó là Nhật ký của Đặng Thùy Trâm, "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc… thì "Cuộc đời sau tay lái" của anh Trần Kiêm Hạ, một lái xe kỳ cựu có thể xem như một cuốn nhật ký trên đường góp phần đánh thức lương tri mỗi người tài xế lâu nay vẫn “kiêu bạc” ở hai chữ "bác tài" một thời được trọng vọng, giờ phải buộc phải thay đổi.

Mỗi lái xe chỉ cần: “Mỗi khi ngồi sau tay lái tôi luôn nghĩ về gia đình mình, nhớ là ở nhà vợ con đang ngóng đợi mình về ăn cơm”!  Chỉ có những tài xế “biết quý trọng hạnh phúc gia đình mình tất cũng hiểu được nỗi đau mất mát của người khác . Vì thế mà luôn lái xe cẩn thận, tránh xa những rắc rối dọc đường để được về ăn cơm với gia đình…” (trang 85 – Đời lái xe kiêu bạc).

Cuốn sách "Cuộc đời sau tay lái" thật sự là một cuốn cẩm nang, một cuốn sách gối đầu giường mà mỗi người, mỗi lái xe luôn mang theo trong hành trang của mình. Để nhắc mình phải thật cẩn thận, phải biết tự bảo vệ mỗi khi tham gia giao thông. Đó chính là “ước mong thôi thúc tôi viết nên cuốn sách này…” (lời tác giả Trần Kiêm Hạ).

Trương Nhất Vương

Hướng dẫn thi sát hạch
Hướng dẫn thi sát hạch
Phần mềm ôn luyện
Phần mềm ôn luyện
Tư vấn đào tạo
Tư vấn đào tạo
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SÁT HẠCH
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH SÁT HẠCH
LIÊN KẾT WEBSITE